Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin y khoa

Thứ năm, 25/04/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Một số bệnh thường gặp do ngồi lâu

Những người có thói quen  ngồi lâu đang  tích tụ nhiều bệnh tật mà không hề biết. Tư thế ngồi tĩnh tại này khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường... cao  hơn rất nhiều.

Ngồi lì trong thời gian kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong, dù bạn là người thường xuyên tập thể dục.Một nghiên  cứu mới đây của Australia cho thấy, những người ngồi trên 6 giờ một ngày,  khả năng  chết sớm trong vòng 15 năm  tăng  lên 40% so với những người chỉ  ngồi 3 tiếng cho dù có tập thể dục, thể thao,  chế độ ăn uống tốt. Phó giáo sư Hoàng  Công Đắc, chuyên gia trong lĩnh vực ngoại tiêu hóa chia sẻ một số bệnh thường gặp do ngồi nhiều:

Bệnh Văn Phòng

1. Bệnh  tim mạch

Người béo phì, ngồi nhiều dễ bị cao  huyết áp, đây là nguyên nhân  dẫn tới các  tai biến về tim mạch như: suy tim, tắc động mạch vành,  ứ đọng tuần hoàn  ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động... Để phòng  tránh,  mỗi người cần tập thể dục một cách  hợp lý sau  mỗi giờ làm việc, có thể đứng dậy đi lại vươn vai hoặc ngồi thư giãn trên ghế, vuốt ngực, xoa bóp từ cẳng chân  lên đùi. Ngồi trên ghế để hai chân  sát  xuống mặt đất, thân  gấp với đùi một góc 135 độ và nhắm mắt thả lỏng người.

Hãy bỏ ngay thói quen  dùng ghế có bánh  xe để vừa ngồi vừa di chuyển trong phòng  làm việc.

2. Bệnh  xương khớp

+ Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Ở tư thế ngồi, trọng lượng của nửa người trên dồn về cột sống và điểm chịu áp lực lớn nhất là

đốt sống thắt lưng, lưng, cổ. Vì thế, nhiều nhân  viên văn phòng  hay bịđau mỏi cơ vai gáy, thắt lưng, chuột rút ở các  cơ vai gáy thậm chí đau đầu hoa mắt.  Đặc biệt là khi vừa đánh  máy vừa nghe  điện thoại, điện thoại kẹp vào cổ và vai, hai tay đánh  máy là một tư thế cực kỳ bất lợi, dễ gây hiện tượng đau vai gáy.

Bên cạnh đó, khi vùng đốt sống bị tỳ đè nhiều sẽ làm tăng  áp lực, đẩy lồi các  đĩa đệm ra làm tổ chức đệm phù nề, lâu ngày gây xơ hóa,  chèn  ép các  rễ thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa: thường đau một bên,  lan từ mông xuống kheo,  xuống cẳng chân.

Tập thể dục thể thao  hợp lý là một cách  hiệu quả phòng  bệnh. Những người bị thoát vị đĩa đệm nên chọn bơi lội là hợp lý nhất. Bệnh ở mức độ nhẹ thì điều trị bằng thuốc giảm đau,  kết hợp vật lý trị liệu. Nặng thì phải mổ để giải phóng  chèn  ép.

 + Bệnh gout

Gặp nhiều ở nam  hơn nữ, người bệnh thấy đau nhức nhiều khi nghỉ ngơi, đau tăng  khi hoạt động. Nguyên  nhân  là do tăng  axít uric trong máu,  axít này thường bị lắng đọng ở ngón cái, ngón út và gót.

Đề phòng  bệnh cần ăn kiêng các  loại thịt đỏ, thịt chó, lòng lợn tiết canh  cộng với rượu bia. Đồng thời uống nhiều nước và tập vận động hợp lý để cơ thể thanh  lọc tốt.

+ Loãng xương

Loãng xương là hội chứng xương yếu, giòn và dễ gãy dù chỉ  bị ngã hoặc va quệt nhẹ. Nguyên do xương bị mất khoáng chất, nhất là canxi. Thực tế, do ngồi nhiều và ít vận động, xương mất vôi, xương giòn dễ gãy, dẫn tới thoái hóa xương, thoái hóa cột sống thường gặp nhất.

Xương bắt đầu suy giảm mật độ khi bước vào độ tuổi 35. Khi đó, nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung  canxi cần thiết và có những biện pháp  phòng  ngừa thích hợp khác, lượng canxi dự trữ trong xương sẽ suy giảm dần, dẫn tới tình trạng mất xương và gây ra loãng xương sau  đó. Khi đã bị loãng  xương thì nguy cơ gãy xương hoàn  toàn  có thể xảy ra.

3. Bệnh hệ tiêu hóa

Ngồi nhiều sẽ dẫn tới giảm nhu động và tiết dịch của hệ tiêu hóa như: dạ dày, ruột. Vì thế, thức ăn vào hệ tiêu hóa không được lên men  và hấp thụ hết sẽ tích tụ lại làm dạ dày ruột chướng hơi, đầy bụng. Từ đó, khiến nhiều người ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc thậm chí mất ngủ và hay táo bón hoặc ỉa chảy do viêm dạ dày ruột, viêm tụy, sa trực tràng...

Bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống cân  đối và hợp lý. Thành  phần thức ăn trong bữa phải có đủ các  chất: đạm, đường, mỡ, phải có chất xơ để chống táo bón. Hạn chế dùng các  chất kích thích như chua,  cay, dấm, ớt, hạn chế rượu bia và các  nước có ga.

4. Bệnh  hệ tiết niệu

Nhân viên văn phòng  ngồi nhiều nước tiểu lắng đọng do ít vận động. Vì thế, viêm nhiêm  đường tiết niệu sinh dục hoặc sỏi đường tiết niệu ở nhân  viên văn phòng  là bệnh hay gặp. Trong khi đó, viêm nhiễm là tiền đề của việc sinh sỏi.

Vì thế để phòng  bệnh, cần thường xuyên vệ sinh đường tiết niệu sinh dục, uống nhiều nước, chọn môn thể dục thích hợp để luyện tập thường xuyên.  Khi có viêm nhiễm hoặc có sỏi thì phải đến bác  sĩ chuyên khoa để chọn phương pháp  điều trị thích hợp

5. Bệnh  về mắt

Ngồi lâu trước màn  hình vi tính dễ mỏi mắt, dẫn tới khô mắt, chảy nước mắt. Trong văn phòng đèn quá sáng gây chói mắt, ngược lại đèn không đủ ánh sáng gây giảm thị lực nhanh chóngKhi mỏi mắt hoặc khô mắt thì bạn nên nhắm mắt thư giãn tại chỗ 10-25 phút, nhỏ thuốc khi bị khô mắt hoặc nước mắt nhân  tạo. Ngoài ra, cần ngồi đúng tư thế và mắt luôn cách  màn  hình 50cm.

nguồn: suckhoedoisong.vn

 

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status