Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin y khoa

Thứ sáu, 19/04/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Tìm hiểu bệnh thận mạn tính

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận nhanh chóng do nhiều nguyên nhân cấp tính gây nên, dẫn tới tăng nồng độ ure, creatinin và một số chất khác trong màu.

Suy than

Suy thận cấp là tình trạng cấp cứu cần được xử trí nhanh chóng. Nếu không kịp bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng phù phổi cấp, ngừng tim. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Hiện nay phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là lọc máu bằng thận nhân tạo, kết hợp với điều trị bệnh chính.

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân trước thận chiếm 75%là các nguyên nhân gây giảm dòng máu tới thận, làm giảm áp lực lọc cầu thận như: Bỏng, mất nước, mất máu, hạ huyết áp, suy tim, đái tháo đường, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng…
  • Nguyên nhân tại thận chiếm 20% là các nguyên nhân gây độc cho thận như:
    • Bệnh miễn dịch (viêm cầu thận cấp)
    • Bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống)
    • Bệnh đái tháo đường
    • Nhiễm độc (penicilamin, kim loại nặng)
    • Hoại tử do thuốc, hóa chất (aminosid, amphotericin B), mật cá trắm
    • Thiếu máu: do phẫu thuật, thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển, cyclosporin…
    • Tăng huyết áp
    • Tăng calci máu, hạ kali máu, tăng acid uric máu
  • Nguyên nhân sau thận: Sỏi oxalat, khối u, viêm tuyến tiền liệt, u buồng trứng…

Triệu chứng

Suy thận cấp do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nếu không được điều trị cũng diễn ra theo một trình tự biết trước gồm các giai đoạn:

  • Giai đoạn đái ít, vô niệu.
  • Giai đoạn đái trở lại (đái nhiều)
  • Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn đái ít, vô niệu

  • Đái ít, vô niệu: có thể xuất hiện từ từ, lượng nước tiểu giảm dần rồi vô niệu nhưng vô niệu cũng có thể xuất hiện đột ngột.
  • Nito phi protein máu tăng: ure máu, creatinin máu, acid uric máu tăng cao, khi tăng quá cao có thể dẫn đến hội chứng ure máu cao trên lâm sàng: khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể hôn mê.
  • Rối loạn cân bằng nước, điện giải: phù, phù nhiều có thể dẫn tới suy tim, phù phổi cấp, phù não. Kali máu tăng gây rối loạn về dẫn truyền và trương lực, thường là nguyên nhân gây tử vong, biểu hiện là nhịp tim tăng, loạn nhịp, có thể ngừng tim, có thể yếu cơ, liệt cơ.
  • Toan máu chuyển hóa (pH máu giảm)
  • Tăng huyết áp vừa
  • Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt tùy trường hợp.

Giai đoạn đái nhiều

  • Lượng nước tiểu tăng dần trên 2l/ngày, có khi trên 4-5l/ngày kéo dài khoảng 5-10 ngày gây mất nước, mất điện giải.

Giai đoạn hồi phục

  • Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường, biểu hiện lâm sàng tốt lên, các rối laonj sinh hóa dần bình thường. Giai đoạn phục hồi nhanh hay chậm phù hợp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng trung bình kéo dài 6 tháng đến 1 năm.

Điều trị

Không có thuốc đặc trị để điều trị suy thận cấp, do đó mục tiêu điều trị là loại bỏ nguyên nhân, duy trì sự sống của bệnh nhân cho đến khi chức năng thận tự phục hồi. Tùy thuộc giai đoạn nhưng chú ý vào giai đoạn đái ít, vô niệu.

Mục tiêu điều trị:

  • Phát hiện, điều trị hoặc loại bỏ nguyên nhân.
  • Cân bằng dịch và điện giải.
  • Giảm các biến chứng của suy thận như hoại tử ống thận.
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn vô niệu.
  • Tránh sử dụng thuốc độc với thận.

Điều trị nguyên nhân

Điều chỉnh các rối loạn nước, điện giải, toan máu

 Nước: lượng nước đưa vào cần tính toán tùy nguyên nhân, thích hợp từng giai đoạn bệnh:

Ở bệnh nhân vô niệu cần đảm bảo cân bằng âm tức là lượng nước đưa vào (ăn uống, truyền dịch) ít hơn lượng nước thải ra (nước tiểu, phân, chất nôn, mồ hôi, hơi thở, da, chuyển hóa). Thường đưa vào 500ml/ngày. Lọc máu ngoài thận được chỉ định khi vô niệu kéo dài trên 4 ngày.

Ở giai đoạn đái nhiều cần truyền dịch hoặc uống oresol để chống mất nước, điện giải.

 Hạn chế tăng Kali máu:

Hạn chế kali đưa vào: thức ăn nhiều kali như rau quả, thuốc, dịch truyền có kali.

Giải quyết các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Lợi tiểu mạnh thải kali như furrosemid (nếu bệnh nhân không mất nước, huyết áp tối đa >80mmHg)

Truyền glucose 30% 50ml + insulin 10 UI

Nhựa trao đổi ion như Kayexalate, Resonium A

Lọc máu ngoài thận khi kali máu > 6,5mmol/l

 Hạn chế tăng ure máu:

Chế độ ăn giảm đạm 0,4g/kg/ngày

Bổ sung viên Ketosteril

Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn

Lọc máu nếu ure máu >35mmol/l và/hoặc creatinin >600mcmol/l

 Chống toan máu:

Truyền NaHCO3 1,4% hoặc 4,2% hoặc tiêm NaHCO3 8,4% cải thiện tình trạng toan máu và làm giảm kali máu

Lọc máu khi có biểu hiện toan máu.

Nguồn bài viết https://vinathuoc.com/

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status