Phong kham da khoa Vien Gut

BỆNH GOUT > Thông tin y khoa

Thứ năm, 28/03/2024
     Gửi tin qua emailE-mail  Bản để inBản in

Viêm gan siêu vi B: những điều cần biết

Viêm gan siêu vi B: những điều cần biết

VIÊM GAN B LÀ GÌ?

Bệnh viêm gan có nghĩa là tình trạng sưng, hoặc “viêm,” gan. Có nhiều nguyên nhân làm cho viêm gan hay sưng gan. Nếu gan bị viêm do nhiễm siêu vi khuẩn thì đó là bệnh viêm gan siêu vi. Bệnh viêm gan B là một trong những bệnh do siêu vi khuẩn gây ra.  Ở một số người bị nhiễm siêu vi B bệnh tình có thể trở thành kinh niên và được  gọi là bệnh viêm gan B mạn tính. Ðặc biệt ở người Á Ðông và người ở các hải đảo Thái Bình Dương, bệnh viêm gan B mạn tính rất nghiêm trọng vì bệnh có thể gây ra sơ gan và ung thư gan.

BỆNH VIÊM GAN B LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Siêu vi khuẩn viêm gan B có thể lây qua người khác bằng cách dùng chạm trực tiếp với máu hoặc tiết dịch từ cơ thể một người đang bị bệnh.

 Ví dụ:

• Phụ nữ bị bệnh viêm gan B có thể truyền siêu vi khuẩn cho bé sơ sinh trong lúc sanh dẻ. Ðây là lối lây bệnh thông thường  nhất

• Bạn cũng có thể lây bệnh viêm gan B bằng cách:

— Ðụng chạm vào máu hoặc vết lỡ loét của một người đang bị nhiễm bệnh

 — Quan hệ tình dục với một người bị nhiễm bệnh mà  không dùng bao cao su

 — Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, hoặc những vật dụng cá nhân khác với một người bị nhiễm bệnh

 — Dùng chung kim chích hoặc ống tiêm dùng để tiêm chích ma túy.

 — Sử dụng kim hoặc dụng cụ không được sát trùng để xăm, xỏ mình, hoặc châm cứu

Viêm gan B KHÔNG có lây qua:

• Sự tiếp xúc thông thường như  là bắt tay hoặc ôm ấp

• Ho hoặc hắt hoi

• Cho con bú sữa mẹ (trừ khi núm vú bị nứt hoặc chảy máu).

• Dùng chung vật dụng an uống như  là đũa, muỗng.

LÀM SAO BIẾT ÐUỢC BỊ BỆNH VIÊM GAN B?

Một thử nghiệm máu đơn giản có thể xác định được là bạn có bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B hay không hoặc là bạn có cần phải chủng ngừa để bảo vệ cho khỏi bị bệnh không. Bác sĩ của bạn cần phải lấy một mẫu máu của bạn để kiểm tra.

NẾU THỬ NGHIỆM MÁU CHO BIẾT KHÔNG BỊ NHIỄM SIÊU VI B THÌ PHẢI LÀM SAO ?

Nếu kết quả thử kiểm tra máu cho thấy bạn không bị viêm gan B và bạn chưa có miễn dịch thì bạn  cần phải chủng ngừa. Thuốc chủng ngừa viêm gan B sẽ bảo vệ bạn không bị nhiễm viêm gan B trong tuong lai.

Nếu kết quả thử máu cho biết bạn đã từng bị viêm gan B trong quá khứ và co thể của bạn  đã tạo được  kháng thể chống lại bệnh viêm gan B thì bạn  không cần phải làm gì thêm cả. Bạn  không cần phải chủng ngừa.

PHẢI LÀM THẾ NÀO ÐỂ CHỦNG NGỪA?

Thuốc chủng ngừa viêm gan B rất an toàn và hữu hiệu.  Hơn 1 triệu liều thuốc chủng ngừa đã được dùng trên khắp thế giới.

 Bạn không thể bị bệnh viêm gan B khi được  chủng ngừa. Thông thường bạn có thể bị hơi đau nhức ở nơi chích sau khi đã được chủng ngừa.

  • •Thuốc chủng ngừa viêm gan B cần phải chích 3 liều thuốc trong vòng 6 tháng. Chích đủ hết 3 liều thuốc sẽ mang dến cho bạn mức dộ bảo vệ tối cao nhất để chống nhiễm viêm gan B.  Nhưng nếu vì lý do nào đó nếu không làm được, xin hãy bàn thảo với bác sĩ của bạn để tìm một chương trình chủng ngừa khác cho thích hợp với bạn.
  • Nếu bạn quên hoặc bỏ lở một liều thuốc chủng ngừa thì cung không nên quá lo ngại. Chỉ cần tiếp tục chương trình chích ngừa cho đủ 3 liều.  Không phải bất cứ phòng mạch bác sĩ hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe nào cũng có sẵn thuốc chủng ngừa viêm gan B.
  • Nếu bác sĩ hoặc trung tâm cham sóc sức khỏe của bạn không có thuốc chủng ngừa, bạn sẽ được hướng dẫn dến một bác sĩ hoặc trung tâm khác để được chủng ngừa với chi phí thấp hoặc miễn phí.

NẾU TÔI BỊ NHIỄM SIÊU VI KHUẨN THÌ SAO?

Nếu kết quả thử máu cho biết bạn bị viêm gan B mạn tính thì bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn bạn cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra bác sĩ của bạn còn có thể thử máu thêm để tìm hiểu về chức năng gan và mức hoạt dộng  của siêu vi khuẩn B trong gan bạn.

Ðiều quan trọng nên biết là nhiều người bị viêm gan B mạn tính không cần phải điều trị ngay. Nhưng họ cần đi khám  bác sĩ vài lần trong nam. Ðây là cách thức tốt nhất để phát hiện bất cứ thay dổi nào đối với bệnh tình.

Bác sĩ của bạn cung có thể muốn bạn đi khám một khác bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh viêm gan B mạn tính.

NẾU TÔI BỊ NHIỄM SIÊU VI KHUẨN THÌ ÐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay có 7 loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh viêm gan B mạn tính. Ða số các thuốc chữa trị đều hữu hiệu và an toàn để giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của siêu vi khuẩn, giảm thiểu mức tổn hại gan và có thể tránh bị sơ gan hoặc ung thu gan.  

Khi đến lúc cân nhắc việc điều trị, thì bác sĩ của bạn sẽ bàn với bạn về những lựa chọn khác nhau để cả hai cùng quyết định phương pháp nào hữu hiệu nhất cho bạn. Bác sĩ của bạn sẽ nói cho bạn biết thêm về sự điều trị và bạn cần phải đến khám bệnh bao nhiêu lần.

Ðiều quan trọng là phải giữ những buổi hẹn đi khám bác sĩ cho dù bạn cảm thấy khỏe đi chăng nữa. Bác sĩ cần gặp bạn theo chu kỳ để giúp bạn được khỏe mạnh.

LÀM CÁCH NÀO ÐỂ TÔI BẢO VỆ GIA ÐÌNH?

Hình thức bảo vệ tốt nhất là chủng ngừa.  Những thành viên trong gia đình cùng những người chung sống với bạn cần phải kiểm tra viêm gan siêu B và chủng ngừa nếu họ chưa được miễn dịch.

Ngoài ra, nếu bạn bị viêm gan B mạn tính, thì quý vị phải làm một số việc cụ thể để không lây truyền viêm gan B cho người trong gia đình và những nguời chung sống với bạn.

•               Hãy khuyên những nguời mà bạn có quan hệ tình dục nên đi chủng ngừa

•               Hãy dùng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu đối phương chưa được chủng ngừa hoặc miễn dịch

•               Che đắp những vết cắt và trầy bị hở bằng miếng băng

•               Ðừng dùng chung những vật dụng cá nhân, ví dụ, bàn chải dánh răng hoặc dao cạo

•               Dùng thuốc tẩy hoặc xà phòng rửa để lau sạch những nơi  đổ máu

•               Ðừng hiến máu, tinh dịch hay bộ phận trong nguời

Bạn không cần phải tránh chi các môn thể thao có đụng  chạm với người khác, không cần phải tránh chia sẻ thức ăn hoặc nước uống mà bạn có thể dùng chung vật dụng ăn uống mà không sợ bị lây bệnh. Bạn cứ tự nhiên tham dự tất cả các sinh hoạt xã hội với sự tiếp xúc hàng ngày của bạn.

 Tài liệu tham khảo

1.  Altekruse SF, McGlynn KA, Reichman ME. Hepatocellular carcinoma incidence, mortality, and survival trends in the United States from 1975 to 2005. J Clin Oncol. 2009;27:1485-1491.

2.  Centers for Disease Control and Prevention. Hepatocellular carcinoma—United States, 2001-2006. MMWR. 2010;59:[517-520].

3.  Centers for Disease Control and Prevention. Recommendations for identification and public health management of persons with chronic

hepatitis B virus infection. MMWR. 2008;57:1-20.

4.  World Health Organization. Immunization, vaccines, and biologicals. Hepatitis B. April 2011. http://www.who.int/immunization/topics//

hepatitis_b/en/index.html. Accessed May 20, 2012.
5.  Centers for Disease Control and Prevention. Hepatitis B epidemiology and prevention of vaccine-preventable diseases. The Pink Book, 12th

edition. April 2011. http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/ downloads/hepb.pdf. Accessed April 21, 2012.

6.  Centers for Disease Control and Prevention. A comprehensive immunization strategy to eliminate transmission of hepatitis B virus

infection in the United States: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP); Part 2: Immunization of

Adults. MMWR. 2006;55(RR-16):[1-33].

7.  Lok A, McMahon B. Chronic hepatitis B update: 2009. Hepatology. 2009;50:1-36.

 

Các tin liên quan:



CÁC CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị Gout
Dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout
Kết quả điều trị bệnh gút
Thông tin cơ bản về Gout
Truyền hình với bệnh Gout
Hình ảnh vể bệnh Gout
Báo chí với bệnh Gout
Tài liệu tham khảo
Hỏi Đáp thắc mắc bệnh gút
Bảng Giá
Văn bản SYT

Khảo sát dịch vụ 

Đánh giá của quý khách không chỉ giúp chúng tôi cải thiện mà còn cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.

 Vui lòng quét mã mã vạch hoặc

Click vào đây để khảo sát

 

 Hỗ trợ Trực Tuyến 

Zalo Viện Gút

Tin tức nội bộ 

Tọa đàm khoa học “Chung tay để chiến thắng bệnh gút”.

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Thông báo nghỉ lễ 30/4 & ngày 1/5

Hình ảnh về bệnh gút

Các nhà khoa học chung tay vì bệnh nhân Gút

Viện Gút - 4 năm một khởi đầu lịch sử

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 02/09/2023

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Thông báo nghỉ tết âm lịch 2021

Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2017

 Bài Nhiều Người đọc 

Để gút không còn là nỗi đau

Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 âm lịch

Chương trình “Sống khoẻ sống lâu” về bệnh gút

Lễ ra mắt Viện nghiên cứu bệnh gút

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân gout đã biến dạng chân tay

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

Tìm kiếm nhanh 

Thông tin y khoa 

Thông báo thời gian làm việc trở lại sau Tết nguyên đán 2022

Sử dụng thuốc lợi tiểu và nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc làm tăng bệnh gút

Thịt đỏ giàu hàm lượng protein làm tăng nguy cơ suy thận

Thêm 12 người Sài Gòn nhiễm virus Zika

Hiểu đúng về bệnh lý khô dịch khớp

Tác dụng của các loại đậu đỗ

Bệnh nang gan có cần điều trị không ?

Người bệnh bỏ lơ biến chứng của bệnh gout

Những điều cần biết về cao huyết áp

CỔNG THÔNG TIN SỞ Y TẾ 

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

V/v triển khai Thông tư số 27/2021/TT-BYT quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Về việc tổ chức khóa tập huấn đảm bảo chất lượng thuốc và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

Về thực hiện kết nối liên thông cơ sở bán buôn thuốc

Xem thêm

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT

ĐC : 13A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại:
1900 6506
Giờ làm việc: Sáng từ: 06h30 - 11h30   Chiều từ: 13h30 - 16h30  Từ thứ 2 đến thứ 7

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:Số 0305122531 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26 tháng 07 năm 2007

© 2008 - 2011

DMCA.com Protection Status